Những cuốn sách/thước phim nên đọc/xem

NHỮNG CUỐN SÁCH/THƯỚC PHIM NÊN ĐỌC/XEM

Dưới đây là 4 cuốn sách/phim mà bạn nên dành thời gian đọc/xem trong tháng tới này.

1/ BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG – RANDY PAUSCH

Tác giả cuốn sách là một giáo sư đại học. Anh có thân thể khỏe mạnh nhưng lại bị ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn khoảng 6 tháng sinh sống. Trước khi bước qua bên kia thế giới, Randy đã thực hiện một bài giảng cuối cùng, và cuốn sách là tập hợp những câu chuyện cuộc sống công việc mà anh nghĩ là cần thiết để lan tỏa đến những người xung quanh, từ đó, cuốn sách cũng như di sản cuối cùng mà Randy để lại cho hai đứa con.

“Chúng ta không đổi được những quan bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Đó cũng chính là một trong những thông điệp quý giá của cuốn sách. Tôi đã đọc nó trong vòng 2 đêm, và cảm thấy đây chính xác là tác phẩm tuyệt vời dành cho những người đang cần động lực/cảm hứng/bài học trong cuộc sống.

2/ BÊN KIA RẶNG TUYẾT SƠN –dịch giả NGUYÊN PHONG

Cuốn sách khơi nguồn từ vùng núi Himalaya xa xôi và vùng đồng bằng Ấn Độ, Bên Rặng Tuyết Sơn mang đến những sự thật vĩ đại về tâm linh và vai trò của việc làm chủ tâm linh cũng như làm chủ số phận.

Câu chuyện bắt đầu từ việc Satyakam đến thung lũng Saraswati để tầm sư học đạo. Bài học đầu tiên của Satyakam là quên đi thời gian. Việc này nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng khi bắt đầu thực hiện lại không đơn giản chút nào. Cũng như việc lắng nghe những âm thanh của vũ trụ như tiếng lá rơi, tiếng gió thổi, tiếng nước reo cũng không dễ dàng thực hiện nếu trong lòng ta vẫn còn nhiều tạp âm. Chúng ta sẽ được trải nghiệm những giây phút bình yên thông qua chuyến hành trình đi tìm chân lý của Satyakam dưới sự hướng dẫn của vị đạo sư trong dãy núi Tuyết Sơn để hiểu rõ hơn về sức mạnh vĩnh hằng của thế giới tâm linh cũng như khám phá chính tiếng nói nội tâm của bản thân mình.
Phải nói rằng, đây là một cuốn sách thực sự dễ đọc và dễ thấu cảm nếu bạn là một người có xu hướng tìm hiểu tâm linh. Đây cũng nên là cuốn sách gối đầu giường cho bất cứ ai hướng đến một cuộc đời an nhiên trong cuộc sống.

3/ BỘ PHIM MY NAME IS KHAN (Tên tôi là Khan)

Đây thực sự là một bộ phim thấm đẫm tình người và truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ.

Sinh ra trong một gia đình Islam (Hồi giáo) nghèo, Khan có tư chất thông minh nhưng lại mắc hội chứng Arperger, một dạng tự kỷ không thể bày tỏ cảm xúc ra bên ngoài. Mẹ Khan luôn có cách hiểu và truyền đạt cho cho Rizvan hiểu rằng “Trên thế giới này chỉ có 2 loại người: người tốt và người xấu, không thể phán xét một ai đó qua tôn giáo hay màu da của một ai đó”, điều mà không hề được giảng dạy ở một ngôi trường nào. Chính bằng tình thương và lòng nhân từ của mẹ đã định hình nên một nhân cách cao đẹp cũng như giúp căn bệnh của anh được cải thiện rất nhiều về sau này của anh tại nước Mỹ. Ở đó anh yêu Mandira, hai người kết hôn, con riêng của Mandira từ đây theo đạo Hồi của cha. Nhưng bạo động 11/9 tại Mỹ khiến người ta kỳ thị người Hồi, trong một cuộc ẩu đả, con của Mandira bị giết chết. Mandira đau khổ tột cùng và từ đây, mối quan hệ với Khan trở nên xa cách. Mandira bảo Khan rằng chừng nào anh gặp được tổng thống Mỹ và bảo “Tôi không phải khủng bố” thì hãy về nhà. Khan đã giữ lời hứa đó vơi Mandira và cuối cùng, những việc làm của anh đã làm rúng động cả nước Mỹ và làm rúng động cộng đồng người Hồi giáo.

4/ VEER-ZAARA (CHUYỆN TÌNH VƯỢT BIÊN GIỚI)

Nếu có một bộ phim nào nói về tình yêu đích thực (tình yêu mà ngay cả thượng đế cũng không thể chia lìa thì phải kể đến Veer-Zaara”.
Một người đàn ông Ấn Độ – một người phụ nữ Pakistan gặp gỡ nhau. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên, Veer đã yêu mến Zaara và từ đó, họ trở về quê hương Veer ở lại một ngày. Veer quyết tâm tỏ tình với Zaara nhưng rồi mới thấy Zaara đã có hôn phu. Trong lúc chia tay, Veer nói với Zaara rằng: “Bất cứ khi nào em gặp nguy hiểm, anh có thể hy sinh tất cả vì em. Đừng quên ở bên kia, Ấn Độ, có một người bạn sẽ ở bên em bất cứ khi nào em cần.” Zaara về lại Pakistan và không bao giờ có thể quên Veer. Thấy hoàn cảnh đó, Shaboo một người giúp việc đã gọi điện cho Veer để bảo anh sang Ấn Độ đưa Zaara đi. Và Veer đã làm vậy, bất chấp tất cả mọi thứ. Nhưng tại đây, anh lại bị hãm hại và nhốt vào tù. Anh vào tù vì người hôn phu của Zaaara bảo rằng: “Chỉ khi nào anh chịu câm lặng trong bốn bức tường thì khi đó Zaara sẽ được hạnh phúc. Anh càng ở bao lâu trong này, Zaara sẽ được hạnh phúc bấy lâu.” Veer đã ở tù 22 năm và nhờ một luật sư, anh lấy lại được tự do và trở về với Zaara, người con gái dành 22 năm ở Ấn Độ đẻ thực hiện giấc mơ của Veer.
Đó là một thước phim ý nghĩa nhất mà tôi từng biết.

DƯƠNG XUÂN PHI

Hãy comment ý kiến của bạn và share bài viết để giúp đỡ nhiều người xung quanh bạn tích cực hơn trong cuộc sống và đó cũng là cách cám ơn để tôi viết nhiều bài hay hơn để các bạn đọc nhé.

Ý kiến của mình là